1. Dấu hiệu của bệnh lý viêm nha chu
– Nướu bị sưng đỏ, mềm.
– Nướu bị đau, dễ chảy máu khi đánh răng, ăn uống, dùng chỉ nha khoa…
– Nướu đổi sang màu đỏ thẫm hoặc tím thẩm.
– Có mủ chảy ra ở giữa nướu và răng.
– Áp xe răng.
– Miệng có mùi hôi day dẳng.
– Tụt nướu.
– Răng bị lung lay.
Nướu răng bị viêm sẽ tách dần ra khỏi răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và các tác nhân gây hại khác xâm nhập và tấn công các mô bên dưới, bao gồm cement răng, dây chằng và xương ổ răng, khiến chúng bị tổn thương và tiêu dần đi.
Chức năng của nướu, cement răng, dây chằng và xương ổ răng là nâng đỡ và cố định răng vào xương hàm. Điều đó đồng nghĩa với việc khi các mô này bị tổn thương và tiêu đi, răng sẽ không thể đứng vững trong xương hàm như trước, răng lung lay dần theo thời gian và cuối cùng là rụng đi.
2. Cách phòng tránh
Để phòng ngừa bệnh viêm nha chu, ngoài việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, bạn cũng nên chú ý đến chế độ ăn uống, điều chỉnh một số thói quen không tốt cho sức khỏe răng miệng (nếu có) và khám răng định kỳ tại nha khoa.
☘️Lưu ý:
– Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày.
– Đánh răng sau khi ăn thực phẩm có hàm lượng đường cao như bánh ngọt, kẹo, trái cây khô.
– Đánh răng với lực vừa phải bằng bàn chải có lông mềm.
– Tuyệt đối không đánh răng với lực mạnh theo chiều ngang.
– Sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng sau khi đánh răng để làm sạch các mảng bám và vụn thức ăn còn sót lại trên răng.
Nếu bạn còn điều gì thắc mắc, hãy liên hệ đến Uni Dental để được tư vấn và có phương pháp điều trị tốt nhất
☎ Hotline: 089 686 9009
💒 Địa chỉ: 215A – Nguyễn Ngọc Vũ – Trung Hòa – Cầu Giấy – Hà Nội
Cơ sở 2: 308 Nguyễn Duy Dương – P.4 – Q.10 – HCM